“Luồng gió mới” từ các “mỹ nữ” của xu hướng Linglei (Trung Quốc)
Khởi đầu cho xu hướng này là Vệ Tuệ, một nhà văn nữ trẻ Trung Quốc. Tiểu thuyết của Vệ Tuệ là những câu chuyện không hẳn là chuyện mà là một cách nhìn, một cách sống, một tuyên ngôn mới cho một lớp trẻ mới, mà tác giả là đại diện. Và dường như truyện của cô chỉ xoay quanh một chủ đề, đó là tính dục, với những nhân vật mà cuộc sống chỉ trôi dài trong những quán bar và vũ trường, với những cuộc tình không có tình yêu mà gần như chỉ bằng sự nổi loạn của thân xác.
Tình dục ở đây như là chuyện cần khi đói và có thể ăn bất cứ thứ gì, bất cứ là ai. Khi cảm thấy “Nỗi thèm khát bám lấy cơ thể gào rú bùng cháy trong đường hầm bí mật”, thì “Tay trái cầm ly rượu, tay phải cầm điện thoại di động gọi cho bất cứ người con trai nào mà đầu óc nhớ được” (*).
Vệ Tuệ từng gây chấn động văn đàn Trung Quốc về đề tài tính dục với mệnh danh “Cây bút phơi bày thân xác” vào những năm 1990. Cuốn “Cục cưng Thượng Hải” của cô từng bị báo chí Trung Quốc lên án và bị cấm lưu hành trong cả nước vì nội dung đồi trụy, trụy lạc (nhận định của cơ quan quản lý sách báo Trung Quốc). Tiếp sau Vệ Tuệ là một số tác giả nữ như Miên Miên, Cửu Đan, Xuân Thụ… với cùng một cung bậc giống nhau.
Trong đó, Xuân Thụ nổi lên với quyển tự truyện đầu tay “Búp bê Bắc Kinh” được Phương Tây đua nhau dịch với lời bình luận của tạp chí Time: “…Thế giới của Xuân Thụ là những chốn quậy phá ầm ĩ…. Đó là thế giới của những đứa con hư được các bậc cha mẹ dễ dãi nuông chiều…”. Điều đó để cho thấy phương Tây dịch tác phẩm của cô bé nhà văn này không ngoài mục đích giới thiệu một hiện tượng về sự lung lay tận gốc rễ của một đất nước có truyền thống lễ giáo gia đình là Trung Quốc.
Bởi, thông qua những dòng tự sự của một cô bé học sinh trung học 14 tuổi, ta có thể nhìn thấy một cuộc sống hoàn toàn vô mục đích, một tâm trạng hẫng hụt, bỏ học vì căm ghét trường học, và… một quan niệm tính dục khá thác loạn khi có thể lên giường với bạn trai ngay lần gặp mặt đầu tiên(!?). Đó là biểu trưng cho một lớp trẻ muốn phá tung hết mọi nền nếp cũ trong một xã hội đang biến động trước sức hút của mọi nền văn hóa cùng với sự tấn công dữ dội của đồng tiền.
Trước hiện tượng này, văn đàn Trung Quốc cũng đã có hai luồng dư luận khen chê khác nhau. Người khen không hẳn đồng tình với tác giả, nhưng cũng cho là sự thật về một lớp trẻ băng hoại phải được phản ánh bằng chính tâm tư những người trẻ. Nhưng cái nghịch lý ở chỗ, tuy không có người lớn nào muốn con cái mình đi theo con đường này, nhưng vẫn muốn tỏ ra thông hiểu, bởi vì nếu chê trách lại sợ bị cột vào sợi dây cổ hủ (!?). Và vì vậy nên vẫn có người tôn vinh Xuân Thụ như “Một giọng văn nữ Trung Quốc làm kinh ngạc thế giới” (!?).
Dung tục: tiếng nói lạc lõng!
Chuyện thơ sex, văn sex tràn lan trên mạng hiện nay là chuyện thường tình, nhưng trước nay không ai quan tâm vì đó không phải là văn học? Cả khi hai tập “Khát” và “Linh” được Vi Thùy Linh tung ra với một số câu thơ, bài thơ khá bạo khi diễn tả chuyện gối chăn, thì đó chỉ là một hiện tượng cá biệt. Và thực sự, bên cạnh những “phá phách” để đi lên bằng mọi cách của Linh, thì rõ ràng những cảm xúc và rung động trong thơ của Linh là có thực.
Người đọc có thể thích hoặc không thích, nhưng cũng phải nhận đó là thơ, không phải là những câu chữ chắp nhặt một cách vô nghĩa và dung tục như một số thơ nữ đang được một số báo lăng xê hiện nay. Trước nay, loại thơ này chỉ có thể sống trên mạng và bù khú những lời văng mạng hết sức dung tục với nhau, mà tuyệt nhiên không thể có chỗ đứng trên báo chí và tất nhiên không ai nhìn nhận trên văn đàn.
Nhưng do không biết vô tình hay cố ý, chỉ một bài giới thiệu trên báo bỗng nhiên làm nên chỗ đứng cho những bút danh mà từ trước đến nay không ai quan tâm. Và gần đây, bỗng dưng, truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Thị Hoàng Diệu đã trở thành một “hiện tượng” trên văn đàn Việt. Có người viết về “Bóng đè”: “…dường như họ nhận ra được và truyền đến cho chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẳm về con người, xã hội, về đất nước, thậm chí cả số phận dân tộc…”.
Không biết sâu xa ý tứ ấy là gì, nhưng một người bình thường đọc quyển sách đều khó lòng nhận ra điều cao cả ấy, nếu không muốn nói là sự báng bổ đến khó hiểu trong tâm thức nhà văn trẻ này. “Bóng đè”ø là câu chuyện viết về một người đàn bà có bản năng tình dục mạnh mẽ, trong lần về quê chồng để làm giỗ kỵ tổ tiên, hai vợ chồng đã ngủ trước bàn thờ tổ, và cô dâu đã bị chính bóng ma của cha chồng mình cưỡng dâm trước bàn thờ tổ.
Rồi sau đó, lần hai, lần ba, mỗi lần đều có dấu ấn để lại trên người cô con dâu bằng những trận cuồng dâm dữ dội từ bóng ma, đến lúc cô con dâu cảm thấy mê đắm thật sự…, chứ không còn là sự cưỡng bức. Cuối cùng là cái thai mà cô còn hoài nghi không biết có phải là của chồng hay không?
Truyện “Vu Qui” là một chuỗi dài ân ái của một cô gái với rất nhiều người tình (già, trẻ, tây, ta có đủ), cuối cùng cô gái đám cưới và qua đêm tân hôn với một xác chết (?). Thực khó lòng có thể bình luận về những câu chuyện nửa hư nửa thực kiểu này. Cũng có thể nhân danh nhiều thứ, cũng có thể dùng những từ hoa mỹ để áp đặt cho thứ tư tưởng hay ho nào đó, nếu muốn, nhưng dẫu muốn tôn vinh, muốn dùng những ngoa ngữ thế nào thì đó chỉ là tư tưởng bệnh hoạn.
Ở đây, nó còn vượt lên cả Vệ Tuệ và Xuân Thụ, vì nói cho cùng, tính dục trong văn chương của những nhà văn nữ Trung Quốc là tiếng kêu có thực tự trong tâm thức họ, họ đòi được bức phá và nổi dậy trước bức tường của nền lễ giáo khổng lồ mấy ngàn năm. Còn ở đây, những cuộc truy hoan cùng tổ tiên trong “Bóng đè” mang ý nghĩa gì, người đọc không thể nào hiểu nổi?
Nhưng may thay, dẫu cố gắng cổ vũ cho một xu hướng văn học hiện sinh đã mốc meo gần nửa thế kỷ trước, nhưng những tiếng kêu ấy vẫn chỉ là quá bé nhỏ trước dòng thác mạnh mẽ, thiêng liêng của những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc.
Và vì thế, trên kênh thông tin báo chí, một bài báo đã thừa nhận rằng dòng văn học Linglei (bất cần, nổi loạn) vẫn xuất hiện trước sự thờ ơ của giới trẻ Việt Nam. Bởi so với con số 1.500 đầu sách cho những cuốn sách này thì tất nhiên nó chỉ là một que diêm nhỏ trước ngọn lửa bừng cháy (với hơn 200.000 bản) làm xúc động hàng triệu trái tim lớp trẻ Việt Nam. Những người trẻ Việt Nam vẫn không dễ gì bị mê hoặc trước những lời giới thiệu hoa mỹ, bởi vì từ nhận thức và cảm quan dù chỉ là người bình thường, ai cũng có thể nhận diện được đâu là cuộc sống lành mạnh và tích cực…
Trước đối thủ từng giành HCĐ tại giải vô địch châu Âu 2015 và xếp thứ 5 chung cuộc tại giải vô địch thế giới 2019, Văn Đương nhập cuộc rất chủ động. Võ sĩ của Việt Nam sớm có hai cú đấm chính xác bằng hai tay. Với lợi thế tốc độ, Tayfur Aliyev có những pha tỉa đòn đáp trả khá hiệu quả. Cuối hiệp 1, Văn Đương tung cú đấm phải cực mạnh khiến đối thủ ngã ra sàn.Xổ số Đà Lạt ngày 14 tháng 2 năm 2024Mới đây, một bức "tâm thư" về việc kêu gọi cấm ĐTQG Iran dự World Cup 2022 đã được gửi đến LĐBĐ Thế giới (FIFA). Bức thư này do một nhà báo kiêm nhà hoạt động nhân quyền người Iran đã phối hợp với một công ty luật tại Tây Ban Nha gửi đi.